Định hướng phát triển cùng ứng dụng di động Nhật Nam
Ứng dụng di động Nhật Nam – Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội VECOM từng nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp muốn thành công cần theo sát những xu hướng thương mại di động mới nhất để giữ vững lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh. Nếu website của doanh nghiệp có sự tương thích đối với thiết bị di động, doanh nghiệp sẽ bảo đảm được khả năng hiện diện trước nhiều khách hàng hơn và khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp cũng được nâng cao”
Hiện nay xu hướng lập trình cũng như phát triển ứng dụng điện thoại thông minh đang trở thành xu hướng phát triển mới cho hầu hết các doanh nghiệp. Muốn cạnh tranh các doanh nghiệp đều phải nắm bắt xu hướng này. Trong thời đại điện thoại thông minh lên ngôi như hiện nay thì việc mua sắm, đọc tin tức hay giải trí,… đều trở nên đơn giản hóa và trở nên tiện lợi. Vì thế, phát triển một ứng dụng điện thoại thông minh sẽ là một điểm mạnh giúp Nhật Nam mở rộng kênh tiếp cận khách hàng của mình.
Ứng dụng di động là gì ?
Các ứng dụng di động ở đây thường có sẵn thông qua các nền tảng phân phối ứng dụng (còn gọi là cửa hàng ứng dụng), bắt đầu xuất hiện vào năm 2008 và thường được điều hành bởi các chủ sở hữu của hệ điều hành di động, như Apple App Store, Google Play, Windows Phone Store, và BlackBerry App World. Một số ứng dụng miễn phí, trong khi một số ứng dụng phải được mua.
Cùng tham khảo qua những con số biết nói “trong vòng 60s có chuyện gì sẽ xảy ra trên ứng dụng di động và internet ?”
Trong mỗi phút, các dịch vụ Internet hàng đầu đều có triệu lượt truy cập đến từ khắp nơi. Facebook chứa 1 triệu lượt người đăng nhập, Google chứa đến 3.8 triệu lượt truy vấn tìm kiếm, trong khi YouTube có đến 4.5 triệu lượt xem video
Ngoài ra, còn có 390 nghìn lượt tải cài đặt App mobile, 87 nghìn người Tweet, 694 nghìn giờ xem trên NETFLIX, và lợi nhuận thu về từ dịch vụ kinh doanh mạng là gần 1 triệu USD. Những gì diễn ra trên Internet trong 60 giây ngắn ngủi cho thấy vai trò rất quan trọng của công nghệ này trong tương lai cũng như mở ra nhiều tiềm năng khai thác với các nhà đầu tư
Kéo theo đó là sự chuẩn bị chu đáo từ các doanh nghiệp không muốn mình bị chôn vùi trong “cơn lốc” công nghệ vì hiện nay có đến 72% lượng truy cập website thương mại điện tử đến từ di động. Có tới 41% doanh nghiệp đã cho phép người mua thực hiện toàn bộ quá trình mua sắm trên thiết bị di động, 29% có triển khai chương trình khuyến mại dành riêng cho khách hàng sử dụng thiết bị di động để mua sản phẩm và 49% doanh nghiệp có nhận đơn đặt hàng qua ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động.
Những dữ liệu trên cho thấy rõ được sự phát triển chóng mặt của toàn thị trường app mobile tại Việt Nam. Nhật Nam tiền thân là công ty bất động sản truyền thống, với mực tiêu connect cộng đồng khách hàng một cách chuyên nghiệp và đi đầu TIÊN PHONG trong việc tự tạo cho mình app mobile ứng dụng di động riêng cho phép khách hàng truy cập tin tức và thực hiện mua hàng, thanh toán trực tuyến, không cần mang nhiều tiền mặt ra ngoài vẫn ăn vẫn ngủ thoải mái với ứng dụng Nhật Nam.
1. Nhật Nam sẽ trở thành 1 doanh nghiệp có nhiều nhà hàng khách sạn bình dân nhất thế giới.
Người dùng khi truy cập ứng dụng di động Nhật Nam có thể dễ dàng tìm thấy các điểm nhà hàng, khách sạn gần nhất. Được thanh toán trực tuyến giảm giá trực tiếp qua App Mobile Nhật Nam. Với việc kết nối cộng đồng thành viên thu hết tiền trước và thành viên tha hồ đặt món ăn uống nghỉ ngơi mà không cần sử dụng tiền mặt. Đặc biệt cộng đồng Việt Kiều của Nhật Nam về nước không cần mang tiền mặt vẫn ăn , ngủ thoải mái tại Việt Nam với ứng dụng Nhật Nam.
2. Cơ chế phát triển thành viên đăng ký như Momo với cây giới thiệu khách hàng mới. Song ứng dụng di động Nhật Nam có 1 điểm mạnh hơn nữa là sau này khách hàng sử dụng dịch vụ là người giới thiệu tiếp tục có 1 phần thu nhập từ đó. Đây là thu nhập thụ động vĩnh viễn đồng hành xuyên suốt với công ty. Tạo nên 1 cộng đồng mạnh và bền vững vì sự phát triển chung của ứng dụng di động Nhật Nam
3. Hướng tới xây dựng 1 ví điện tử mang tên Nhật Nam Pay.
Thanh toán tiện lợi như bao ví khác như airpay, zalopay, viettelpay,… song điều cạnh tranh hơn tất cả ứng dụng đương đại đó là việc áp dụng chiến lược thu tiền cộng đồng thành viên trước. Và họ sẽ thoải mái tiêu dùng ăn uống tất cả dịch vụ có trong ứng dụng di động Nhật Nam
4. Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, hướng tới sự thịnh vượng, thoải mái tiêu dùng của các thành viên.
Các trang thương mại điện tử chi hàng nghìn tỷ cho marketing, liên tục báo cáo lỗ vì cạnh tranh tạo cộng đồng. Và Nhật Nam cũng vậy song sẽ có bước đi hướng người dùng hơn thay vì chỉ chăm chú canh tranh với các đối thủ, Nhật Nam chọn cách hướng đến sự thịnh vượng, thoải mái tiêu dùng của các thành viên hơn.
Lazada – Shopee – Sendo – Tiki đã lỗ tới 5.000 tỷ đồng chỉ trong 1 năm, tổng lỗ lũy kế vượt 12.500 tỷ đồng. Gia nhập thị trường thương mại điện tử Việt Nam chưa đầy 3 năm, Shopee đang chi rất mạnh để thu hẹp khoảng cách với Lazada. Chính thức ra mắt vào tháng 8/2016, Shopee lỗ 164 tỷ đồng ngay trong năm 2016. Sang năm 2017, Shopee lỗ hơn 600 tỷ đồng và đến năm 2018, mức lỗ tăng gấp 3 lên 1.900 tỷ đồng.
Đó là cách tạo dựng thương hiệu và tạo dựng cộng đồng của hàng loạt các trang thương mại điện tử, và Nhật Nam cũng sẽ mạnh tay chi tiền cho công cuộc chạy đua này, chỉ khác là Nhật Nam có những chiến lược công nghệ riêng, hướng tới người dùng hơn, mục tiêu trở thành top 5 công ty bất động sản có giao dịch nhiều nhất, có một cộng đồng thành viên lớn mạnh, sẽ là một công ty công nghệ phát triển vượt bậc, có tốc độ tăng trưởng đáng ghi nhận.