Khi tôi 22 tuổi tôi nghe nói “Trước 27 tuổi mà chưa thành đạt kể như đã muộn”. Khi 27 tuổi thấy cũng chưa làm gì cho đời, hoang mang lắm, nhưng cũng nhận thức được rằng cái câu kia có gì đó không đúng. Rồi thì tôi nghe nói “Trước 40 tuổi mà không có sự nghiệp riêng thì kể như đã muộn”. Rồi khi gần 40 tôi nhận ra là những câu kiểu đó nhiều nhan nhản giống như vô số lời khuyên có trên mạng ngày nay.
Nếu như được trở lại tuổi 22, có một số thứ tôi sẽ vẫn không thay đổi cách làm nhưng có một số thứ chắc chắn tôi sẽ thay đổi. Những thay đổi đó sẽ mang lại sự thành công sớm hơn và tốt hơn hiện trạng ngày nay bất chấp ngoại cảnh như thế nào.
Lứa tuổi của tôi đã là 40, có nghĩa là hơn 60% những người vào đọc blog này rồi nên có thể đây là bài viết sẽ rất có ích cho bạn. 40% còn lại có thể đọc cho vui, để chiêm nghiệm hoặc để bắt đầu lại từ đầu. Không bao giờ là quá muộn, cứ có bắt đầu thì sẽ có về đích.
Giả sử bạn đang 35 tuổi (hoặc 22 hoặc bất cứ tuổi nào), đã bao giờ bạn nghĩ lúc mình 45, lúc mình 55 tuổi mình sẽ như thế nào chưa. Và nếu có nghĩ tới thì có làm gì để chuẩn bị cho cái lúc đó không?
Hãy nhìn xung quanh, những người > 45 thậm chí là > 60 tuổi. Bạn sẽ bắt gặp một ai đó có thể là hình ảnh của bạn trong tương lai. Bạn có muốn là họ của nhiều năm tới không? Họ đã có một cuộc sống đáng sống không? Họ có hối hận gì với những việc đã làm và không làm không? Hiện trạng của họ có thuận lợi không, có gặp rắc rối gì không?
Những gì phức tạp thì chắc chắn sẽ không tốt vì hoặc là người ta chẳng hiểu nổi hoặc là quá khó để thực hiện. Mục tiêu, con đường bạn đi tới trong 10 năm tới tôi khẳng định là không hề khó để xác định cũng như không hề khó để đạt tới. Cái khó thứ nhất là trong đầu bạn thường quan niệm phức tạp thì mới hiệu quả, đơn giản thế này làm sao mà mang lại hiệu quả được.
Cái khó thứ hai đó là thiếu tính kỷ luật. Một con mèo đen chạy ngang qua đường cũng thấy sợ mà quay lại vạch đích. Một sự cám dỗ nho nhỏ cũng khiến bỏ cuộc theo sự cám dỗ trước mắt đó.
Phức tạp hóa + Thiếu kỷ luật đó là sai lầm chung của chúng ta. Muốn đạt một thứ gì đó nhưng lại làm nó quá phức tạp để thực hiện cộng với thiếu kỷ luật khiến cho không bao giờ đạt được cái mình muốn.
Mô hình phát triển chung
Hình bên là mô hình thường được gọi là Kim tứ đồ trong cuốn Dạy con làm giàu của Kiyosaki. Xét về vị trí thì chúng ta đứng ở một ô trong 4 ô này.
Bao gồm 1.Người làm thuê, 2.Tự doanh (ví như tự bán hàng qua facebook bây giờ), 3. Chủ doanh nghiệp và 4.Người đầu tư
Đa phần trong chúng ta nằm trong ô 1, người làm thuê. Ô 1 hành xử như sau:
Mục tiêu: Lương ngày càng cao hơn
Phương thức: Gia tăng năng lực để ngày càng có mức lương cao hơn (ở cùng một công ty hoặc một công ty khác)
Do vậy cả cuộc đời của người nhóm này theo đuổi việc ngày càng có E to hơn. Việc gia tăng năng lực của họ nhằm mục đích đó. Đó là những người nhận thức đã khá tốt rồi, chứ còn bình thường thì chỉ cố giữ khư khư cái E mình đang có, nghĩ rằng mình sẽ ở E đó tới khi về hưu.
Đúng ra mục tiêu của chúng ta phải là di chuyển từ E sang B hoặc I. Vì B hoặc I mới mang lại những thứ ta muốn về lâu dài. Cụ thể sự khác biệt giữa các ô
- Khác biệt về quy mô: ở vế trái bạn chỉ dùng sức của chính mình. Ở vế phải bạn tận dụng được lợi thế quy mô khi dùng sức của nhiều người.
- Khác biệt về nguồn gốc sinh ra tiền: Ở vế trái sức lao động tạo ra tiền, ở vế phải tiền tạo ra tiền.
- Khác biệt về đối tượng bạn phục vụ: có 1 ô bạn làm cho người khác và 3 ô bạn làm cho chính mình.
Cách thức mọi thứ diễn ra:
- Employee (làm thuê): Học hành chăm chỉ nhận được điểm cao khi ngồi ghế nhà trường. Ra trường tiếp tục học lên cao nhằm mục đích để có được công việc với mức lương cao. Họ hướng tới sự ổn định. Mất việc cũng là lúc mất hoàn toàn thu nhập.
- Self Employed (Tự doanh): làm chủ một hệ thống kinh doanh nhỏ chỉ có mình hoặc người thân làm. Họ làm việc 7 ngày một tuần, 12 giờ mỗi ngày. Khi họ ngừng làm việc thì hệ thống cũng ngừng. Khi bắt đầu tự doanh họ hừng hực khí thế có thể làm việc với tần suất cao nhưng vài năm sau khi đam mê hết thì họ bị đuối sức và từ bỏ sự nghiệp tự doanh của mình. Lợi ích nhận được thấp hơn so với cái giá quá lớn họ phải bỏ ra.
- Business Owner (Chủ DN): Học cách làm thế nào để xây dựng một hệ thống với một mô hình kinh doanh cùng một lượng người làm việc chăm chỉ để chạy cái hệ thống đấy. Họ không làm việc một mình mà tạo ra một nhóm làm việc cho họ.
- Investor (Nhà đầu tư): Họ có một danh mục đầu tư. Những người có tiền đang làm việc chăm chỉ cho họ. Một chủ DN chuyển sang nhà đầu tư bằng cách thuê người quản lý doanh nghiệp của mình. Nếu như họ có nghỉ làm một vài tháng thì DN vẫn cứ phát triển. Nếu như họ nghỉ mà DN cũng ngừng hoạt động thì họ vẫn ở cấp Chủ DN.
Investor (nhà đầu tư) chúng ta hiểu thông qua một số ví dụ sau:
- Bạn có tài sản cho thuê như nhà cửa, xe cộ, máy móc,…: bạn thu được tiền từ việc cho thuê.
- Bạn có cổ phiếu của một công ty tăng trưởng: bạn nhận cổ tức hàng năm.
- Bạn là thành viên của hội đồng quản trị, thuê người điều hành DN.
Điểm chung của Investor là tiền đẻ ra tiền. Càng có nhiều tiền thì càng có nhiều tiền được đẻ thêm ra.
Vậy đích đến của chúng ta rõ ràng là Investor rồi. Nó giúp ta có thu nhập bất kể trời mưa hay nắng, ta làm hay không làm. Rất nhiều công việc ở E có giới hạn về tuổi ví dụ như bạn không thể làm công nhân may khi đã 45 tuổi được. Giả sử lúc 45 tuổi bị nghỉ việc thì bạn sẽ sống bằng gì tới cuối đời ?
Investor chính là mục tiêu “tự do tài chính”, nơi lợi tức từ tài sản bạn có giúp mang lại thu nhập lớn so với chi tiêu của bạn ở mức thoải mái. Bạn đừng hiểu nhầm việc mua một ít cổ phiếu có thể khiến bạn thành Investor đúng nghĩa. Sau này khi đọc các entry về Thông minh tài chính bạn sẽ thấy cũng không đơn giản, đòi hỏi nhiều thời gian học hỏi.
Có 3 cách từ E tới I trừ các trường hợp thừa kế như hình trên. Bạn đến đó bằng cách tích lũy hai thứ:
- Vốn
- Năng lực sử dụng vốn (Đầu tư)
Có vốn mà thiếu năng lực sử dụng vốn thì sẽ mất vốn. Có năng lực sử dụng vốn mà không có vốn, không biết huy động vốn từ đâu thì cũng chỉ chém không khí tạo gió.
Như vậy bạn sẽ phải biết cách tích vốn và biết cách sử dụng vốn đó.
Tích tụ vốn để mở rộng tầm nhìn tài chính
Hãy nhìn bảng phía trên. Giả định là bạn đang chưa có đồng nào và quyết định rằng mình bắt đầu tiết kiệm bắt đầu từ tháng này:
Lãi suất đầu tư vào Nhật Nam là 7%/tháng và lãi suất này không đổi trong toàn bộ thời gian đầu tư của bạn
- Đầu tư 20 triệu thì mỗi ngày nhận 70.000, mỗi tháng nhận được 1.400.000 và sau 2 năm tổng nhận 33,6 triệu
- Đầu tư 50 triệu thì mỗi ngày nhận 175.000, mỗi tháng nhận được 3.500.000 và sau 2 năm tổng nhận 84.000.000
- Đầu tư 100 triệu thì mỗi ngày nhận 350.000, mỗi tháng nhận được 3.500.000 và sau 2 năm tổng nhận 168.000.000.
Nếu giờ bạn 22 tuổi và tuân thủ một cách kỷ luật việc tiết kiệm hàng tháng thì muộn nhất tới năm 32 tuổi bạn đã có một số vốn kha khá để bắt đầu trên con đường tài chính của mình. Nếu giờ bạn 32 tuổi thì tới 42 bạn sẽ có số đó. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu